Quy trình thành lập công ty mới nhất
THÀNH LẬP CÔNG TY LÀ GÌ?
Đây là câu hỏi đươc rất nhiều người quan tâm hiện nay, khi mà ngày một nhiều các thế hệ trẻ đam mê kinh doanh và muốn thành lập công ty cho riêng mình theo luật doanh nghiệp. Vậy thế nào là thành lập công ty?
– Về góc độ kinh tế: Thành lập công ty là việc chuẩn bị đầy đủ các điều kiện cần và đủ để hình thành nên một tổ chức kinh doanh. Theo đó, nhà đầu tư phải chuẩn bị trụ sở, nàh xưởng, dây chuyển sản xuất, thiết bị kỹ thuật, đội ngũ nhân viên, quản lý…
– Về góc độ pháp lý: Thành lập doanh nghiệp là một thủ tục pháp lý được thực hiện tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền, tùy thuộc vào loại hình mà thủ tục pháp lý này có tính đơn giản hay phức tạp không giống nhau.
QUY TRÌNH THÀNH LẬP CÔNG TY
Bước khởi đầu mới của một doanh nghiệp
Một quy trình thành lập công ty cần tuân theo quy trình của luật doanh nghiệp ở thời điểm hiện tại. Quy trình được chia làm 4 bước như sau
GIAI ĐOẠN 1: Chuẩn bị đầy đủ các thông tin cần thiết để lập hồ sơ thành lập doanh nghiệp
Bước 1: Lựa chọn loại hình doanh nghiệp
Chủ doanh nghiệp cần phải hiểu rõ đặc điểm của từng loại doanh nghiệp để có thể xác định và lựa chọn loại hình doanh nghiệp phù hợp nhất với định hướng phát triển của công ty.
Các loại hình doanh nghiệp phổ biến hiện nay bao gồm: Công ty tư nhân; Công ty hợp danh; Công ty TNHH; Công ty cổ phần.
Sơ đồ các bước thành lập công ty
Bước 2: Chuẩn bị bản sao CMND hoặc hộ chiếu của những thành viên (cổ đông). Việc chọn lựa ai sẽ là thành viên (cổ đông) của công ty sẽ do chủ doanh nghiệp quyết định; tuy nhiên, số lượng thành viên và cổ đông sẽ được quy định bởi loại hình doanh nghiệp.
Bước 3: Lựa chọn đặt tên công ty
Tốt nhất bạn nên lựa chọn đặt tên công ty ngắn gọn, dễ nhớ và tránh trùng lặp với các công ty trước đó.
Bước 4: Xác định địa chỉ trụ sở thuộc quyền sử dụng hợp pháp của công ty.
Bước 5: Xác định vốn điều lệ.
Bước 6: Xác định chức danh người đại diện theo pháp luật của công ty.
Về chức danh người đại diện theo pháp luật của công ty nên để chức danh người đại diện là giám đốc (tổng giám đốc).
Bước 7: Xác định ngành nghề kinh doanh chuẩn hóa theo quy định của pháp luật về đăng ký kinh doanh.
GIAI ĐOẠN 2: Soạn thảo và nộp hồ sơ thành lập công ty
Bước 1: Soạn thảo hồ sơ công ty; chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ quy định tại Điều 20 Nghị định 43.
Bước 2: Nộp hồ sơ đến phòng Kinh doanh cấp tỉnh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính
Lưu ý: Không nhất thiết người đại diện pháp luật của công ty phải đi nộp hồ sơ. Người đại diện pháp luật của công ty có thể ủy quyền cho người khác đi nộp thay. Nếu trường hợp ủy quyền thì người được ủy quyền cần có giấy ủy quyền hợp lệ.
Sau 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, nếu hồ sơ của bạn hợp lệ, bạn sẽ được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
GIAI ĐOẠN 3: Làm con dấu pháp nhân
Khắc dấu pháp nhân
Bước 1: Đăng ký làm con dấu pháp nhân
Mang một bản san Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đến cơ sở có chức năng khắc dấu để thực hiện việc làm con dấu pháp nhân cho công ty. Cơ sở khắc dấu sau khi khắc xong dấu pháp nhân sẽ chuyển cho cơ quan công an tỉnh, thành phố để công an tiến hành kiểm tra đăng ký và trả con dấu cho doanh nghiệp.
Bước 2: Nhận con dấu pháp nhân
Khi đến nhận con dấu, đại diện doanh nghiệp mang theo giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (bản gốc) và xuất trình CMND cho cơ quan công an. Ngoài ra, nếu đại diện hợp pháp của doanh nghiệp không thể trực tiếp đi nhận con dấu thì có thể ủy quyền (ủy quyền có công chứng) cho người khác đến nhận con dấu.
GIAI ĐOẠN 4: Thủ tục sau thành lập công ty
Một doanh nghiệp kinh doanh ngành nghề không có điều kiện, sau khi có đăng ký kinh doanh và con dấu là có thể tiến hành các hoạt động kinh doanh của mình theo quy định tại Điều 8 luật Doanh nghiệp
Tuy nhiên theo quy định của pháp luật, sau khi có đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp cần thực hiện các công việc như sau:
Bước 1: Tiến hành đăng ký khai thuế ban đầu với cơ quan thuế tại nơi đăng ký kinh doanh trong thời hạn quy định.
Bước 2: Tiến hành đăng ký kê khai thuế qua mạng điện tử thông qua dịch vụ chữ ký số.
Bước 3: Đăng bố cáo
Bước 4: Nộp tờ khai và nộp thuế môn bài
Bước 5: Nộp thông báo áp dụng phương pháp tính thuế GTGT
Bước 6: Làm thủ tục mua, đặt in , tự in hóa đơn.
Bước 7: Chuẩn bị đầy đủ các điều kiện kinh doanh đối với những ngành nghề kinh doanh có điều kiện.
Trên đây là quy trình thành lập doanh nghiệp mới nhất mà bạn cần nắm rõ nếu đang có ý định thành lập công ty. Nếu bạn không muốn tốn thời gian thực hiện hết tất cả các công việc rắc rối trên, bạn có thể liên hệ Công ty Tư vấn Luật 24h để thành lập công ty dễ dàng chỉ với 4 bước.
Với đội ngũ nhân viên am hiểu về luật và có bề dày kinh nghiệm, Luật 24h cam kết sẽ mang đến dịch vụ thành lập doanh nghiệp đảm bảo đầy đủ các bước theo quy trình thành lập doanh nghiệp mà vẫn tiết kiệm thời gian cũng như chi phí cho khách hàng.
Liên hệ
Hotline: 01634.44.55.88
Email: law24h2013@gmail.com
Uy Danh là Công ty Dịch vụ kế toán và Thành lập doanh nghiệp mang đến sự lựa chọn hàng đầu của quý doanh nghiệp, cam kết cung cấp dịch vụ kế toán chất lượng – uy tín tiết kiệm chi phí nhưng vẫn đảm bảo hiệu quả. Hãy liên hệ ngay đến với Uy Danh để được tư vấn miễn phí và giải đáp những thắc mắc của Quý khách hàng.
- CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ VÀ TƯ VẤN TAX UY DANH
- Mã số thuế: 0315.367.844 Hotline: 0968.55.57.59
- Địa chỉ: 45D Đường D5, Phường 25, Bình Thạnh, Hồ Chí Minh
- Website: https://uydanh.vn/ Email: info@uydanh.vn
Comments are closed.