Giải thể doanh nghiệp cần những thủ tục gì?

Vì một lý do nào đó mà doanh nghiệp của bạn không thể tiếp tục hoạt động được nữa, bạn cần tiến hành thủ tục giải thể doanh nghiệp. Tuy nhiên, để giải thể được doanh nghiệp thì bạn cần trải qua rất nhiều tủ tục hành chính rườm rà cũng như chưa nắm rõ được giải thể doanh nghiệp cần những thủ tục gì? Luật 24h sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc ấy.

Điều kiện giải thể doanh nghiệp

Thực tế cho thấy có nhiều công ty dù không hoạt động nữa những không có thông báo tạm ngừng hoạt động, không giải thể doanh nghiệp do ngại thủ tục và hồ sơ phức tạp, tốn nhiều thời gian… Việc này khiến cho công tác quản lý doanh nghiệp của nhà nước gặp khó khăn và các chủ sở hữu cũng thiệt hại về tài sản ngày càng tăng dần theo thời gian. Chính vì vậy, khi bạn không tiếp tục hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được nữa thì nên tiến hành thủ tục giải thể doanh nghiệp nhằm đảm bảo quyền lợi cho chính bạn.

Doanh nghiệp có thể giải thể khi đáp ứng được toàn bộ những điều kiện sau:

– Doanh nghiệp đảm bảo thanh toán hết các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp như lương của người lao động, nợ thuế, nợ bảo hiểm xã hội và khoản nợ đối với đối tác làm ăn.

– Doanh nghiệp không trong quá trình giải quyết tranh chấp tại Tòa án hoặc Trọng tài thương mại.

Giải thể doanh nghiệp cần những thủ tục gì?

Giải thể doanh nghiệp cần những thủ tục gì là câu hỏi mà rất nhiều chủ doanh nghiệp thắc mắc khi đi đến quyết định giải thể. Luật 24h sẽ chia sẻ những thủ tục cần thiết khi doanh nghiệp giải thể.

Thủ tục làm hồ sơ giải thể doanh nghiệp

1. Doanh nghiệp bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc theo quyết định của Tòa Án

Đối với trường hợp công ty bị giải thể do bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc theo quyết định của Tòa Án, thì thủ tục giải thể doanh nghiệp được thực hiện như sau:

Bước 1: Ngay sau khi nhận được quyết định giải thể của Tòa án hoặc quyết định thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ chuyển tình trạng pháp lý của doanh nghiệp trên cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp sang tình trạng đang làm thủ tục giải thể.

Bước 2: Sau khi bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc nhận được quyết định giải thể doanh nghiệp của Tòa Án, doanh nghiệp phải triệu tập họp để ra quyết định giải thể (Quyết định của chủ doanh nghiệp tư nhân đối với doanh nghiệp tư nhân; quyết định của chủ sở hữu công ty hoặc của Hội đồng thành viên đối với Công ty trách nhiệm hữu hạn; quyết định của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần)

Doanh nghiệp giải thể phải gửi:

– Quyết định giải thể;

– Danh sách các chủ nợ và phương thức giải quyết nợ đối với từng chủ nợ: địa điểm, phương thức thanh toán và cách thức, thời hạn thanh toán, đến các cơ quan sau:

– Cơ quan đăng ký kinh doanh

– Cơ quan quản lý thuế trực tiếp

– Người lao động

– Niêm yết công khai tại trụ sở chính và chi nhánh của doanh nghiệp

– Các chủ nợ

Bước 3: Cơ quan đăng ký kinh doanh ra thông báo về việc giải thể doanh nghiệp

Sau 180 ngày kể từ ngày thông báo tình trạng giải thể mà không có sự phản đối của bên có liên quan hoặc trong 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị giài thể của doanh nghiệp, Phòng đăng ký kinh doanh sẽ ra thông báo giải thể doanh nghiệp và chuyển tình trạng pháp lý của doanh nghiệp trên cổng thôn tin điện tử.

2. Giải thể doanh nghiệp theo quyết định của chủ doanh nghiệp

Thủ tục giải thể đối với tất cả các loại hình doanh nghiệp chỉ khác nhau về giấy tờ hồ sơ, còn trình tự thực hiện thủ tục là giống nhau:

Bước 1: Thực hiện thủ tục với Tổng Cục Hải Quan nếu doanh nghiệp có hoạt động xuất nhập khẩu.

Doanh nghiệp phải thực hiện thủ tục xin xác nhận hoàn thuế của Tổng cục hải quan nếu doanh nghiệp có thực hiện hoạt động xuất nhập khẩu theo quy định tại Điều 140 Thông tư 38/2015/TT-BTC, thông tư quy định về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan, thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

Hồ sơ xin xác nhận hoàn thuế của Tổng cục hải quan bao gồm:

– Văn bản đề nghị xác nhận hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế (theo mẫu)

– Bản chụp giấy chứng nhận đăng ký thành lập doanh nghiệp

Bước 2: Thực hiện thủ tục hoàn thành nghĩa vụ thuế (thông báo chấm dứt hiệu lực mã số thuế) với cơ quan quản lý thuế.

Doanh nghiệp khi tiến hành giải thể doanh nghiệp phải làm thủ tục chấm dứt hiệu lực mã số thuế trước với cơ quan quản lý thuế theo quy định tại Thông tư 95/2016/TT-BTC. Hồ sơ chấm dứt hiệu lực mã số thuế bao gồm:

– Văn bản đề nghị chấm dứt hiệu lực mã số thuế;

– Quyết định giải thể (của chủ doanh nghiệp tư nhân đối với doanh nghiệp tư nhân, của chủ sở hữu và Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, của Đại hội đồng cổ đông đối với Công ty Cổ phần);

– Biên bản họp của Hội đồng thành viên hoặc Đại hội đồng cổ đông về việc giải thể doanh nghiệp;

– Bản sao giấy chứng nhận đăng ký thành lập doanh nghiệp;

– Nếu doanh nghiệp có hoạt động xuất nhập khẩu thì phải bổ sung thêm văn bản xác nhận hoàn thành nghĩa vụ thuế của Tổng cục Hải Quan;

Bước 3: Thực hiện thủ tục giải thể tại cơ quan đăng ký kinh doanh

Hồ sơ thông báo giải thể doanh nghiệp gửi lên phòng đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính bao gồm các giấy tờ sau:

– Thông báo giải thể doanh nghiệp

– Quyết định giải thể doanh nghiệp

– Biên bản hợp về việc giải thể doanh nghiệp

– Biên bản thanh lý tài sản

– Xác nhận đóng tài khoản ngân hàng

– Xác nhận đóng mã số thuế

– Danh sách các chủ nợ và phương án giải quyết (nếu có)

– Bản chính giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

– Thông báo hủy mẫu dấu (theo mẫu)

Lưu ý: Đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập trước năm 2015 mà sử dụng con dấu do cơ quan Công An cấp thì phải thực hiện thủ tục trả lại mẫu con dấu cho cơ quan Công An.

Hồ sơ trả con dấu bao gồm:

– Công văn xin trả mã dấu

– Con dấu và giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu do Công an cấp

– Bản sao giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

Ngoài việc gửi thông bảo giải thể tới phòng đăng ký kinh doanh, chủ doanh nghiệp còn phải gửi thông báo, quyết định giải thể của mình tới người lao động, đăng quyết định giải thể trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và phải được niêm yết công khai tại trụ sở chính

Trên đây là toàn bộ những thủ tục cần phải làm khi doanh nghiệp đi đến quyết định giải thể doanh nghiệp. Giải thể doanh nghiệp cần phải làm rất nhiều thủ tục cũng như quy trình, đáp ứng đủ các điều kiện giải thể vậy nên, việc giải thể doanh nghiệp rất mất thời gian và công sức.

Sử dụng dịch vụ giải thể doanh nghiệp là một lựa chọn đúng đắn cho các chủ doanh nghiệp để có thể giải quyết các thủ tục một cách nhanh chóng, đơn giản nhất.

3. Dịch vụ tư vấn giải thể doanh nghiệp cần những thủ tục gì tại Luật 24h

Công ty Luật 24h với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn luật sẽ tư vấn và hỗ trợ giải thể doanh nghiệp cần những thủ tục gì một cách nhanh gọn nhất.

Với đội ngũ luật sư và chuyên viên tư vấn có về dày kinh nghiệm, Luật 24h có thể tư vấn pháp lý cho các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân và giải quyết những khúc mắc, khó khăn trong việc làm thủ tục giải thể doanh nghiệp.

Đến với Luật 24h, quý khách sẽ nhận được những dịch vụ tốt nhất, thực hiện thủ tục giải thể một cách đảm bảo và tiết kiệm thời gian nhất.

Liên hệ

Hotline: 01634.44.55.88

Email: Law24h2013@gmail.com

Uy Danh là Công ty Dịch vụ kế toán và Thành lập doanh nghiệp mang đến sự lựa chọn hàng đầu của quý doanh nghiệp, cam kết cung cấp dịch vụ kế toán chất lượng – uy tín tiết kiệm chi phí nhưng vẫn đảm bảo hiệu quả. Hãy liên hệ ngay đến với Uy Danh để được tư vấn miễn phí và giải đáp những thắc mắc của Quý khách hàng.

  • CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ VÀ TƯ VẤN TAX UY DANH
  • Mã số thuế: 0315.367.844             Hotline: 0968.55.57.59
  • Địa chỉ: 45D Đường D5, Phường 25, Bình Thạnh, Hồ Chí Minh
  • Website: https://uydanh.vn/       Email: info@uydanh.vn

Comments are closed.